Với sự phát triển từng ngày của công nghệ, các nhà khoa học đã cải thiện nhiều tính năng của máy in như xăm, chơi nhạc hay thậm chí là làm thịt xông khói.

3-tinh-nang-bat-ngo-cua-may-in-ma-ban-khong-ngo-toi

Bằng cách hoán đổi các chi tiết máy của máy in 3D và máy in thường như môtơ và bộ phận đúc ép, kết hợp với điều chỉnh các thông số được lập trình sẵn của chi tiết máy, các nhà nghiên cứu đã có nhiều thử nghiệm thú vị.

Xăm hình lên da

Cách đây 18 tháng, nhóm sinh viên gồm Pierre Emm, Piotr Widelka và Johan da Silveira quyết định biến máy in 3D Makerbot trở thành một “nghệ nhân xăm hình” tự động. Họ thay thế bộ phận đúc ép của máy photocopy bằng súng phun mực thường được dùng khi xăm.

Máy in được trang bị thêm một bộ phận cảm biến xúc giác để phát hiện sự thay đổi trên bề mặt da người. Bên cạnh đó, các hình vẽ được số hóa bằng phần mềm thiết kế Autodesk thường được dùng kèm với máy in 3D. Sau những thao tác này, phiên bản máy in mới xăm thành công một hình tròn lên cánh tay người.

Công ty Appropriate Audiences dự định đưa phiên bản thương mại ra thị trường năm 2016, với tên gọi Tatoué.

Chơi nhạc

Khi sửa chiếc máy in 3D Printrbot Simple, Silviu Stroe tình cờ khám phá ra một điều rất thú vị: chuyển động tròn của động cơ bước trong khi thực hiện thao tác di chuyển vòi phun trên bản in tạo ra âm thanh giống nốt nhạc. Tốc độ quay thay đổi sẽ tạo ra một thanh điệu khác nhau. Điều này đồng nghĩa với việc máy in 3D có thể chơi nhạc.

Bằng cách thiết lập tốc độ và thời gian quay của máy tương ứng với mỗi nốt nhạc, Stroe đã chuyển bài hát trong phim Star Wars sang ngôn ngữ G Code – một ngôn ngữ lập trình mà máy in có thể hiểu được. Anh cho biết vì giới hạn sắc độ của máy in là vô tận, nên chúng có thể chơi từ các bản nhạc nhẹ của Barry White đến những bài hát sôi động của Beyonce.

Chế biến thịt xông khói

Trong một buổi ăn tối, các thành viên của đội Rabbit Hole (tham gia cuộc thi hackathon năm ngoái) tình cờ nghĩ ra ý tưởng dùng máy in laser để chế biến thịt xông khói. Trong một máy in laser thông thường, ống lăn mực làm nóng chảy bột mực ở nhiệt độ 232 độ C lên bề mặt giấy. Để kiểm soát tốc độ của máy photocopy toshiba, họ thay mô tơ của máy in bằng chìa vặn vít điện. Các miếng thịt xông khói chín giòn một cách hoàn hảo sau vài lần chạy qua ống lăn của máy in.

Nguồn VNExpress

Tham gia bình luận