Theo một nghiên cứu công bố ngày 4/4 trên tạp chí Khoa học của Mỹ, các nhà khoa học Anh đã sử dụng một máy in không gian ba chiều (3D) để tạo ra những vật liệu giống như mô sống mà một ngày nào đó có thể phục vụ mục đích nghiên cứu y học.
Phát minh vật liệu giống mô sống bằng máy photocopy 3D
Những vật liệu này được tạo ra từ hàng nghìn giọt nước nhỏ liên kết với nhau nằm trong các màng lipid, có thể thực hiện một số chức năng của các tế bào ở người.
Theo các nhà khoa học Anh, những “mạng lưới giọt nước nhỏ” trên có thể là những thành phần của một công nghệ cho thuê máy photocopy mới được sử dụng để thử dược phẩm và thay thế những mô bị thương tổn trong cơ thể người.
Do những vật liệu trên hoàn toàn là những vật liệu tổng hợp mà không có hệ gene và khả năng sao chép nên nó cho phép tránh được những vấn đề mà những kiểu mô nhân tạo khác đã gặp phải như các loại mô sử dụng tế bào gốc.
Giáo sư Hagan Bayley, một trong những nhà khoa học trên cho biết, mục tiêu của các nhà khoa học không phải là tạo ra những vật liệu giống hệt các mô sống mà là tạo ra những cấu trúc có khả năng thực hiện các chức năng của những mô này.
Các nhà khoa học đã chỉ ra khả năng tạo ra những mạng lưới gồm hàng chục nghìn giọt nước nhỏ được kết nối bằng những lỗ nhỏ giống như những lỗ protein và những dây thần kinh có thể truyền những tín hiệu điện đến toàn bộ cấu trúc.
Nguồn Vietnam+
Tham gia bình luận