Trong chiến tranh thế giới thứ 2, phát xít Đức đã tạo ra cỗ máy Enigma để mã hoá tất cả những thư tín liên lạc với nhau, giữ bảo mật hoàn toàn các thông tin quân sự.
Cộng với năng lực quân sự mạnh mẽ, nước Đức một mình chiến đấu với toàn bộ châu Âu và các nước lân cận. Trước tình thế này, quân đội Anh phải tìm cách phá bộ giải mã của Enigma để tìm kiếm cơ hội ngăn chận sự bành trước của người Đức.
Máy mã hóa Enigma của Đức Quốc Xã được bán giá 233,000$
Quân lính Đức được ra lệnh phải hủy máy Enigma nếu bị thua, rút quân, hoặc sắp bị bắt, nhằm tránh để bí mật này lọt vào tay quân Đồng Minh, chính vì vậy mà còn rất ít máy photocopy cũ sót lại đến ngày nay, và bộ phim The Imitation Game cũng góp phần làm cho người ta săn lùng máy này nhiều hơn.
Theo NBC New, một cỗ máy trong tình trạng tốt, sản xuất năm 1943 vừa mới được bán đấu giá với giá $232,015, gần gấp đôi giá dự định đấu giá được
Enigma là cỗ máy photocopy do Đức tạo ra, có khả năng tạo ra 159 triệu triệu triệu (18 số 0) bản mã hoá khác nhau để mã hoá những dòng chữ mà nó viết. Mỗi ngày quân Đức lại đổi một lệnh mã hoá khác nhau, bắt đầu từ 0h đêm, đến 6h sáng thì tình báo của quân Đồng minh sẽ lấy được bức điện đã mã hoá và truyền về, như vậy họ có 18h để giải mã bức hàm đó. Theo Alan Turing, nếu có 10 người cùng ngồi thử từng thuật toán mã hoá của Enigma, làm việc suốt 24/7 thì phải mất 20 triệu năm mới giải mã được một bức mật hàm, trong khi đó họ chỉ có tối đa 18 tiếng cho mỗi bức mà thôi. Chính vì vậy, Alan quyết định chế tạo ra một cỗ máy siêu việt hơn Enigma, có khả năng loại suy những thuật toán không cần thiết để tìm ra chính xác mã khoá, giúp giải mã mật hàm ngay tức thì, và ông đã thành công!
Nguồn Tinh Tế
Tham gia bình luận